Thông báo tuyển sinh trình độ thạc sĩ năm 2019 (new)

 

BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH & XÃ HỘI

TRƯỜNG ĐHSPKT VINH

       Số 120/ TB - ĐHSPKTV

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 Nghệ An, ngày 08 tháng 04 năm 2019

 

THÔNG BÁO TUYỂN SINH

TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ NĂM 2019

 

            Kính gửi:           - Các cơ sở giáo dục tại Nghệ An

                                        và các tỉnh Miền trung - Tây nguyên

           

            Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vinh phối hợp với trường Đại học Sư phạm Hà Nội thông báo tuyển sinh, đào tạo trình độ thạc sĩ cụ thể như sau:

I. CÁC CHUYÊN NGÀNH TUYỂN SINH

TT

Ngành

1

Giáo dục và phát triển cộng đồng

2

Giáo dục học

3

Giáo dục đại học

(chỉ tiêu mỗi chuyên ngành từ 20 đến 30 học viên)

II. KHẢ NĂNG VÀ VỊ TRÍ CÔNG TÁC CỦA NGƯỜI HỌC SAU KHI TỐT NGHIỆP

2.1. Ngành Giáo dục và phát triển cộng đồng

Sau khi tốt nghiệp, học viên có thể đảm nhiệm tốt các vị trí công tác sau:

- Giảng viên tại các trường đại học, cao đẳng thuộc các khối ngành: Khoa học giáo dục và đào tạo giáo viên; Khoa học xã hội và hành vi; Khoa học nhân văn;

- Giáo viên tại các cơ sở giáo dục phổ thông;

- Cán bộ nghiên cứu Giáo dục tại các cơ quan nghiên cứu tham gia vào việc nghiên cứu chính sách, chương trình giáo dục và các giải pháp phát triển cộng đồng ở Việt Nam và trên thế giới;

- Cán bộ làm việc trong các cơ quan quản lý Nhà nước, các tổ chức xã hội- nghề nghiệp, các tổ chức chính tri - xã hội tham gia vào việc phát hiện và giải quyết các vấn đề của cộng đồng và xã hội; 

- Chuyên gia tư vấn tại các trung tâm tham vấn về lĩnh vực Giáo dục và các vấn đề xã hội - cộng đồng;

- Cán bộ làm dự án của các tổ chức phi chính phủ về lĩnh vực giáo dục và phát triển cộng đồng; tham gia vào công tác quản lý, giám sát, kiểm tra, đánh giá các dự án cộng đồng, các dịch vụ xã hội tại các cơ sở giáo dục, các cơ quan quản lý Nhà nước, các tổ chức chính trị- xã hội- nghề nghiệp, các tổ chức phi chính phủ.

 2.2. Ngành Giáo dục học

Sau khi tốt nghiệp, học viên có thể đảm nhiệm tốt các vị trí công tác sau:

- Giáo viên tại các trường Mầm non, các trường phổ thông;

- Giáo viên dạy trẻ có hoàn cảnh đặc biệt;

- Giáo viên giảng dạy kĩ năng sống;

- Giảng viên giảng dạy môn Giáo dục học tại các trường Đại học, Cao đẳng Sư phạm

- Cán bộ nghiên cứu giáo dục tại các cơ quan nghiên cứu, tham gia vào việc nghiên cứu chính sách, chương trình giáo dục và các giải pháp phát triển giáo dục ở Việt Nam và trên thế giới;

- Cán bộ làm việc trong các cơ quan, đơn vị quản lý Nhà nước về giáo dục;

- Chuyên gia tham vấn, tư vấn tại các trung tâm tham vấn về lĩnh vực giáo dục;

- Cán bộ làm dự án của các tổ chức phi chính phủ về lĩnh vực giáo dục

- Các cán bộ quản lý tham gia vào công tác quản lý, giám sát, kiểm tra, đánh giá trong các cơ sở giáo dục;

2.3. Chuyên ngành: Giáo dục đại học

Sau khi tốt nghiệp, học viên có thể đảm nhiệm tốt các vị trí công tác sau:

- Giảng viên tại các trường  đại học, cao đẳng sư phạm, cao đẳng nghề;

- Cán bộ nghiên cứu Giáo dục và giáo dục đại học tại các cơ quan nghiên cứu;

- Cán bộ/chuyên viên làm việc trong các cơ sở giáo dục đại học;

- Các cán bộ quản lý tham gia vào công tác quản lý, giám sát, kiểm tra, đánh giá trong các cơ sở giáo dục đại học, cơ quan quản lý Nhà nước về giáo dục và giáo dục đại học;

- Chuyên gia tham vấn, tư vấn tại các trung tâm tham vấn về lĩnh vực Giáo dục và giáo dục đại học;

- Cán bộ của các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức cung ứng dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục và  giáo dục đại học.

III. ĐIỀU KIỆN DỰ TUYỂN

3.1. Điều kiện về văn bằng

3.1.1. Đối với ngành Giáo dục và phát triển cộng đồng

Người dự thi cần có bằng tốt nghiệp đại học thoả mãn một trong các điều kiện sau đây:

          a) Hệ chính quy, chuyên tu, vừa làm vừa học đúng ngành và phù hợp với ngành Giáo dục và Phát triển cộng đồng: Tâm lý – giáo dục; Công tác xã hội; Quản lý giáo dục; Công tác thanh thiếu niên.

          b) Hệ chính quy, chuyên tu, vừa làm vừa học gần với ngành Giáo dục và Phát triển cộng đồng: Các ngành thuộc khoa học giáo dục và đào tạo giáo viên; Các ngành thuộc khoa học xã hội và hành vi; các ngành thuộc khoa học nhân văn; quản trị nhân lực;

Người dự thi tốt nghiệp hệ từ xa của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, có bằng tốt nghiệp đại học đạt loại khá trở lên mới đủ điều kiện dự thi. Riêng những đối tượng thuộc ngành gần với ngành Giáo dục và Phát triển c ộng đồng phải đảm bảo yêu cầu bổ sung kiến thức trước khi thi.

Danh mục các ngành đúng, ngành phù hợp, ngành gần và các môn bổ sung kiến thức

Ngành đúng

và phù hợp

(không phải bổ sung kiến thức)

Ngành gần và các môn bổ sung kiến thức

Ngành gần

Môn bổ sung kiến thức

Số tiết

 

 - Tâm lý- giáo dục;

 - Quản lý giáo dục;

- Công tác xã hội;

- Công tác thanh thiếu niên.

 

 

 

.

Nhóm 1:

- Các ngành thuộc về khối ngành Khoa học giáo dục và đào tạo giáo viên;

 

Nhóm 1:

1. Tâm lý học xã hội

2. Tâm lý học phát triển

3. Khoa học quản lý đại cương

4. Giáo dục học phổ thông

5. Phát triển cộng đồng

 

45

45

45

45

30

Nhóm 2:

- Các ngành thuộc khối ngành Khoa học xã hội và hành vi;

- Các ngành thuộc Khoa học nhân văn;

- Quản trị nhân lực

Nhóm 2

Học bổ sung các môn trong nhóm 1 và thêm hai môn sau:

1. Những vấn đề chung của Giáo dục học

2. Phương pháp luận nghiên cứu khoa học giáo dục

 

 

 

45

 

30

3.1.2. Đối với ngành Giáo dục học

Người dự thi cần thoả mãn một trong các điều kiện sau đây:

          a) Có bằng tốt nghiệp đại học đúng ngành hoặc phù hợp với ngành đăng kí dự thi.

          b) Có bằng tốt nghiệp đại học ngành gần với ngành đăng ký dự thi, đã hoàn thành chương trình học bổ sung kiến thức do Trường ĐHSP Hà Nội quy định.

3.1.3. Đối với ngành Giáo dục đại học

Người dự thi cần thỏa mãn một trong các điều kiện sau đây:

          a) Người dự thi có bằng tốt nghiệp đại học các ngành đúng, phù hợp: Sư phạm tâm lí giáo dục, Tâm lí học giáo dục, Quản lí giáo dục.

          b) Người dự thi có bằng tốt nghiệp đại học các ngành gần với ngành đăng ký thi (Khoa học giáo dục; Đào tạo giáo viên; các ngành khác đã có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm dành cho giảng viên Cao đẳng, Đại học) phải hoàn thành chương trình bổ sung kiến thức trước khi thi bao gồm các môn sau:

Môn học

Số tín chỉ

Những vấn đề chung của giáo dục học

02 tín chỉ

Lý luận dạy học

02 tín chỉ

Lý luận giáo dục

02 tín chỉ

Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục

02 tín chỉ

Đánh giá trong giáo dục

02 tín chỉ

3.2. Điều kiện về sức khỏe: Có đủ sức khỏe để học tập

3.3. Chính sách ưu tiên

3.3.1. Đối tượng ưu tiên

          a) Người có thời gian công tác liên tục từ 2 năm trở lên (tính đến ngày hết hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi) tại các địa phương được quy định là Khu vực 1 trong Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy hiện hành. Trong trường hợp này, thí sinh phải có quyết định tiếp nhận công tác hoặc điều động, biệt phái công tác của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền;

          b) Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh;

          c) Con liệt sĩ;

          d) Anh hùng lực lượng vũ trang, anh hùng lao động;

          e) Người dân tộc thiểu số có hộ khẩu thường trú từ 2 năm trở lên ở địa phương được quy định là Khu vực 1 trong Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy hiện hành.

          f) Con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học, được Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh công nhận bị dị dạng, dị tật, suy giảm khả năng tự lực trong sinh hoạt, học tập do hậu quả của chất độc hoá học.

3.3.2. Mức ưu tiên

Người dự thi thuộc đối tượng ưu tiên được cộng vào kết quả thi mười điểm cho môn ngoại ngữ (thang điểm 100) và cộng một điểm (thang điểm 10) cho môn cơ bản.

IV. THỜI GIAN, HÌNH THỨC ĐÀO TẠO

4.1. Thời gian: 1,5 - 2 năm.

4.2. Hình thức đào tạo: Chính quy tập trung.

V. MÔN THI TUYỂN

5.1. Người dự tuyển, thi 3 môn (thi viết):

Ngành

Môn thi, dạng thức và thời gian thi

Môn ngoại ngữ (thi theo dạng trắc nghiệm; 120 phút)

Môn cơ bản

(viết, 180 phút)

Môn cơ sở

(viết, 180 phút)

Giáo dục và phát triển cộng đồng

Ngoại ngữ

Tâm lí học

Giáo dục học

Giáo dục học

Ngoại ngữ

Triết học

Tâm lí học

Giáo dục đại học

Ngoại ngữ

Triết học

Tâm lí học

 (Chương trình các môn thi tuyển đính kèm thông báo tuyển sinh đẳng tải trên website của Trường ĐHSP Hà Nội)

 5.2. Các trường hợp được miễn thi môn ngoại ngữ:

          - Có bằng tốt nghiệp đại học, thạc sĩ, tiến sĩ được đào tạo toàn thời gian tại nước ngoài mà ngôn ngữ sử dụng trong đào tạo là 1 trong các ngoại ngữ Anh, Pháp, Nga, Đức, Trung, Nhật.

          - Có bằng tốt nghiệp đại học chương trình tiên tiến theo Đề án của Bộ Giáo dục và Đào tạo về đào tạo chương trình tiên tiến ở một số trường đại học của Việt Nam hoặc bằng kỹ sư chất lượng cao (PFIEV) được ủy ban bằng cấp kỹ sư (CTI, Pháp) công nhận, có đối tác nước ngoài cùng cấp bằng, có bằng tốt nghiệp các chương trình giảng dạy hoàn toàn bằng tiếng Anh được Bộ GD&ĐT hoặc ĐHQG-HCM công nhận.

          - Có bằng tốt nghiệp đại học ngành ngoại ngữ nước ngoài (1 trong các ngoại ngữ Anh, Pháp, Nga, Đức, Trung, Nhật). 

          - Có chứng chỉ trình độ ngoại ngữ được quy định tối thiểu cấp độ B1 trong thời hạn 02 năm từ ngày cấp chứng chỉ đến ngày đăng ký dự thi, được cấp bởi một cơ sở được Bộ GD&ĐT hoặc ĐHQG-HCM cho phép hoặc công nhận. Các chứng chỉ được công nhận đạt chuẩn trình độ B1 như sau

Tiếng Anh:

Cấp độ

(CEFR)

IELTS

TOEFL

TOEIC

Cambridge

Exam

BEC

BULATS

VNU-EPT

B1

4.5

450 PBT/ITP

133 CBT

45 iBT

450

Preliminary PET

Business Preliminary

40

201

Một số tiếng khác:

Cấp độ

(CEFR)

Tiếng Nga

Tiếng Pháp

Tiếng Đức

Tiếng Trung

Tiếng Nhật

B1

TRKI 1

DELF B1

TCF niveau B1

B1

ZD

HSK cấp độ 3

JLPT N3

Các cơ sở đào tạo trong nước cấp chứng chỉ/ chứng nhận tiếng Anh được công nhận: Trường Đại học Ngoại ngữ - ĐHQG Hà Nội; Trường Đại học Hà Nội; Trường Đại học Ngoại ngữ - ĐH Đà Nẵng; Trường Đại học Ngoại ngữ - ĐH Huế; Đại học Sư phạm Tp. HCM; Trung tâm SEAMEO RETRAC; Trường Đại học Sư phạm Hà Nội; Trường Đại học Thái Nguyên; Trường Đại học Vinh; Trường Đại học Cần Thơ.

VI. HỒ SƠ ĐĂNG KÝ DỰ THI GỒM:

          1. Đơn xin dự thi (theo mẫu).

          2. Bản sao có công chứng: bằng tốt nghiệp đại học, bảng điểm đại học.

          3. Sơ yếu lý lịch có xác nhận của thủ trưởng cơ quan hoặc chính quyền địa phương nơi thí sinh cư trú (đối với người chưa có việc làm).

          4. Công văn cử đi dự thi của thủ trưởng cơ quan quản lý đối với những người đang làm việc tại các cơ quan hành chính sự nghiệp nhà nước.

          5. Giấy chứng nhận đủ sức khoẻ để học tập của một bệnh viện đa khoa.

          6. Bản sao có công chứng các quyết định tuyển dụng hoặc hợp đồng lao động để chứng nhận thời gian công tác.

          7. Giấy tờ hợp pháp về đối tượng ưu tiên (nếu có).

          8. 4 ảnh 4x6, mặt sau ghi rõ họ tên, ngày tháng năm sinh, chuyên ngành đăng ký dự thi.

          9.Ba phong bì có dán tem (định mức tem từ 3000 đồng trở lên/phong bì) và ghi rõ địa chỉ cần gửi đến cho thí sinh.

VII. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN

  1. Hồ sơ bán tại Phòng Đào tạo, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vinh, số 117, Nguyễn Viết Xuân, TP. Vinh, Nghệ An từ 27/5/2019 đến 05/7/2019 lệ phí: 50.000đ/hồ sơ.
  2. Thí sinh có nhu cầu ôn tập hoặc thuộc diện phải học bổ sung kiến thức, đăng ký và nộp lệ phí tại Trường từ ngày 27/5/2019, kinh phí ôn tập: 3.000.000 đ/3 môn (Kinh phí đã nộp không trả lại). Bắt đầu ôn tập từ 8/7/2019.
  3. Thời gian nộp hồ sơ: trong giờ hành chính các ngày làm việc (không làm việc thứ 7, CN)
  4. Mức thu phí:

- Đăng kí dự thi: 60.000 đ/thí sinh/hồ sơ

- Dự thi cao học: 360.000 đ/thí sinh

(Trường chỉ nhận hồ sơ đã đầy đủ các mục theo quy định. Hồ sơ đã nộp không trả lại)

Địa chỉ liên hệ: Phòng Đào tạo, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vinh, số 117, Nguyễn Viết Xuân, TP. Vinh; điện thoại 0946829727 (Cô Hằng)

Trường ĐHSP kỹ thuật Vinh kính nhờ Quý cơ quan thông báo rộng rãi “Thông báo tuyển sinh trình độ thạc sĩ năm 2019” này đến cán bộ, công chức thuộc cơ quan mình.

Chúng tôi xin gửi tới Quý cơ quan lời cảm ơn và lời chào trân trọng!

 

Nơi gửi:

- Các trường Đại học, Cao đẳng.

- Các Sở Giáo dục & Đào tạo

- Các trường THPT, THCS.

- Lưu  VT, ĐT

 

 

KT. HIỆU TRƯỞNG

PHÓ HIỆU TRƯỞNG

 

 

 

 

TS. Phạm Hữu Truyền.